Wifi là gì? Nguyên lý hoạt động của wifi ra sao?

//Wifi là gì? Nguyên lý hoạt động của wifi ra sao?

Mạng không dây wifi là cụm từ rất quen thuộc hiện đã và đang đóng vai trò quan trọng trong công việc, cuộc sống, giải trí thường ngày,… Có thể bạn đang sử dụng wifi mỗi ngày nhưng vẫn chưa hiểu hết wifi là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao thì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về Wifi là gì? Và nguyên lý hoạt động của Wifi

Tìm hiểu về Wifi là gì? Và nguyên lý hoạt động của Wifi

1. Khái niệm Wifi là gì?

Wifi viết tắt của cụm từ Wireless Fidelity, là phương thức kết nối internet không dây dùng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu, loại sóng này tương tự như sóng điện thoại, radio và truyền hình. Hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay như laptop, smartphone, máy tính bảng,… đều có thể kết nối wifi. Kết nối wifi dựa trên chuẩn kết nối IEEE 802.11 và chủ yếu hoạt động trên băng tần 54Mbps, có tín hiệu mạnh nhất trong khoảng 100 feet (gần 31 mét) nhưng đó là theo lý thuyết, còn trong thực tế vì có nhiều vật cản nên tín hiệu chỉ truyền được khoảng 20 mét.

2. Nguyên lý hoạt động của WiFi

Mạng internet sẽ được nhà cung cấp dịch vụ mạng internet (ISP) truyền đến modem (bộ giải mã tín hiệu), thông qua bộ định tuyến (router wifi hay thường gọi là “bộ phát wifi”) chuyển tín hiệu hữu tuyến thành kết nối vô tuyến và đưa tới các thiết bị di động thông qua chuẩn kết nối wifi.

Các thiết bị không dây tiếp nhận tín hiệu wifi thông qua 1 thiết bị chuyển tín hiệu gọi là Adapter được cài đặt trực tiếp trên thiết bị. Tín hiệu vô tuyến được giải mã ngay trên thiết bị và người dùng có thể truy cập internet trực tiếp như bình thường. Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của wiif, có thể tham khảo sơ đồ dưới đây:

Nguyên lý hoạt động của wifi

Nguyên lý hoạt động của wifi

Các chuẩn kết nối wifi phổ biến:

  • Chuẩn 802.11a: tần số 5GHz, tốc độ xử lý đạt 54Mbps.
  • Chuẩn 802.11b: tần số 2.4GHz, là chuẩn kết nối yếu nhất với tốc độ xử lý 11Mbps.
  • Chuẩn 802.11g: tốc độ xử lý bằng chuẩn 802.11a (54Mbps) nhưng ở tần số 2.4GHz.
  • Chuẩn 802.11n tần số 2.4GHz, tốc độ xử lý cao nhất, đạt tới 300Mbps.

Sự khác nhau giữa 2 tần số 2.4GHz và 5GHz : về cơ bản thì tần số thấp sẽ truyền đi xa hơn vì thế wifi tần số 2.4GHz có thể truyền đến những thiết bị có khoảng các ở xa hơn nhưng về tốc độ truyền tải thì không bằng băng tần 5GHz. Người dùng tùy theo nhu cầu sử dụng để lựa chọn chuẩn kết nối phù hợp nhất.

3. Các phương pháp bảo mật Wifi

Bên cạnh tính nắng bảo mật phố biến là AES (viết tắt của cụm từ Advanced Encryption Standard) là chuẩn mã hóa tín hiệu nâng cao thì wifi còn được bảo mật với mật khẩu WPA hoặc WPA2, giúp đảm bảo an ninh truy cập cho các hệ thống wifi. Chuẩn bảo mật WPA2 được phát triển nhằm thay thế hệ thống WEB lỗi thời, dễ giải mã. Mặc dù những tính năng này không phải an toàn tuyệt đối với mọi hình thức tấn công của hacker nhưng người dùng mạng vẫn có thể yên tâm sử dụng bởi việc giải mã các chuẩn bảo mật này cũng vô cùng khó khăn.

Wifi là chuẩn kết nối phổ biến, việc hiểu rõ hơn về wifi sẽ giúp bạn dễ tiếp cần đến những ứng dụng sử dụng chuẩn kết nối này. Bạn có thể thường xuyên đổi mật khẩu wifi nhà mình với những nguyên tắc bảo mật phức tạp hơn để đảm bảo hệ thống mạng nhà mình được an toàn nhé, với mỗi modem thì có cách đổi mật khẩu khác nhau, bạn cần nắm rõ để tránh thiết lập sai đường truyền.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mạng wifi, hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

0 0 votes
Đánh giá bài viết

Theo dõi
Notify of
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x